Ethylhexyl Palmitate
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Ethylhexyl Palmitate là gì?
Ethylhexyl palmitate còn có tên gọi khác là Octyl palmitate, có công thức hóa học là C24H48O2. Đây là một este của rượu 2-ethylhexyl và Acid palmitic. Rượu 2-ethylhexyl được tìm thấy trong nước hoa có nguồn gốc tự nhiên và cũng có thể được sản xuất tổng hợp. Axit palmitic là acid béo bão hòa phổ biến nhất được tìm thấy trong động vật, thực vật và vi sinh vật và là thành phần chính của dầu cọ.
Ethylhexyl palmitate là một chất lỏng trong suốt, không màu ở nhiệt độ phòng có mùi hơi béo, không hòa tan trong nước nhưng có thể trộn lẫn trong dầu.
Do có cảm giác da trơn khô giống như một số Silicon, Ethylhexyl palmitate là một chất thay thế cho Silicon trong một số công thức nhất định.
Chất này cũng là một este có thể thay thế cho dầu khoáng (Mineral oil) và thường được kết hợp với các chất làm mềm khác để tạo ra kết cấu mướt mịn hơn cho sản phẩm.

Điều chế sản xuất
Acid palmitic và 2-etylhexanol được phản ứng với sự có mặt của chất xúc tác acid để tạo ra este Ethylhexyl palmitate.
Cơ chế hoạt động
Ethylhexyl palmitate được dùng phổ biến trong các sản phẩm mỹ phẩm như một chất làm mềm, chất tăng cường kết cấu và dung môi với lượng từ 2-50%, tùy thuộc vào loại công thức và tính thẩm mỹ của sản phẩm. Với da khô, chất làm mềm này cải thiện vẻ ngoài của da bằng cách làm giảm tình trạng mất độ ẩm từ các lớp trên của da, làm cho da mịn màng. Như một dung môi, Ethylhexyl palmitate hòa tan các thành phần khác, giúp chúng dễ dàng thẩm thấu vào da hơn. Ngoài ra, Ethylhexyl palmitate còn làm các thành phần hoạt tính chống nắng như Avobenzone và Ethylhexyl triazone phân tán đồng đều trong công thức.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Acrylates Copolymer là gì?
Acrylates Copolymer là một loại polyme của chất đồng trùng hợp carboxyl hóa acrylic có trọng lượng phân tử cao. Thuộc hợp chất cao phân tử kỵ nước, Acrylates Copolymer thường được sử dụng với vai trò chống thấm trong mỹ phẩm. Acrylates Copolymer tồn tại ở dạng bột mịn, màu trắng, tan trong dầu.

Sự an toàn của Acrylates Copolymer có chứa monome axit acrylic đã được đánh giá bởi Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR). Acrylates Copolymer là chất an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Cơ chế hoạt động của Acrylates Copolymer
Acrylates Copolymer có khả năng hấp thụ sự bài tiết của da, do vậy giảm bớt độ bóng của da và tạo ra bề mặt da được cải thiện cho việc trang điểm. Thành phần này cũng tạo cảm giác dễ chịu với các chất dùng trong mỹ phẩm và giúp giảm bớt bất kì cảm giác nhờn của sản phẩm mang lại.
Sodium Benzoate là gì?
Sodium Benzoate (hay còn gọi Natri Benzoate), công thức hóa học là C6H5COONa, muối của acid benzoic, có dạng bột trắng, không mùi, có tính tan mạnh trong nước, là một trong số 29 chất được dùng như chất phụ gia thực phẩm.
Sodium Benzoate là một chất bảo quản vì có khả năng tiêu diệt nấm mốc và vi khuẩn, thường dùng làm chất bảo quản trong các loại bánh kẹo, mứt, nước hoa quả, nước ngọt có gas, các loại nước xốt, súp thịt, ngũ cốc, sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, thủy sản, nước chấm, sữa lên men, cà phê…

Ngoài ra, Sodium Benzoate còn được dùng trong kem đánh răng, hóa mỹ phẩm, dược phẩm như một chất bảo quản trong mỹ phẩm (ký hiệu quốc tế là E. 211). Theo quy ước đặc tính gây độc của Tổ chức quản lý độc chất quốc tế, Sodium Benzoate được xếp vào nhóm không gây ung thư, mà thuộc nhóm “Một số người cần tránh” (Certain people should avoid), vì nó có thể gây dị ứng cho đối tượng có cơ địa “nhạy cảm với hóa chất” (tương tự bột ngọt, đường lactose, sulphite…).
Bên cạnh đó, Sodium Benzoate còn là chất tạo hương thơm và chống ăn mòn cho sản phẩm. Khi kết hợp với caffeine trong Caffeine Sodium Benzoate, nó có thể có tác dụng chống nắng, và cung cấp màng bảo vệ UVB và chống oxy hóa cho da.
Ngoài dạng được điều chế hóa học, Sodium Benzoate cũng có thể được tìm thấy tự nhiên trong các loại trái cây như trái việt quất (cranberry), đào, mận, nho, táo, quế (thành phần chính là cinnamic acid, chất đồng chuyển hóa của benzoic acid), cây đinh hương (clove), nhóm cây bách (berries)… với hàm lượng từ 10-20mg/kg.
Điều chế sản xuất Sodium Benzoate
Sodium Benzoate được sản xuất bằng cách trung hòa axit benzoic với natri bicarbonate, natri cacbonat hoặc natri hydroxit.
Cơ chế hoạt động của Sodium Benzoate
Cơ chế hoạt động bảo quản của Sodium Benzoate hoặc Natri Benzoat phụ thuộc vào các phân tử undissociated, lipophilic không dissociable axit Benzoic E210 là mạnh mẽ, và dễ dàng đi qua màng tế bào, sau đó nhập vào trong tế bào, can thiệp với các mốc và vi khuẩn và tính thấm của màng tế bào vi khuẩn, cản trở sự hấp thụ của màng tế bào chống lại các axit amin.

Sodium Benzoate truy cập vào tế bào nội bào, có thể acid lí nội bào và ức chế hoạt động của các enzym hô hấp tế bào vi khuẩn, chơi một tác dụng bảo quản.
Benzoates là chất kháng sinh phổ rộng hoạt động tốt chống nấm men, nấm mốc và một số vi khuẩn, và ức chế các vi khuẩn khác nhau ở pH 4-5 dưới tầm bắn tối đa cho phép sử dụng.
Potassium Sorbate là gì?
Là muối của sorbic acid, Potassium sorbate (hay Kali sorbate) được hình thành từ phản ứng hóa học giữa sorbic acid và potassium hydroxide.
Potassium sorbate được đánh giá an toàn nhất và hiện được dùng phổ biến nhất trong vai trò là chất bảo quản trong thực phẩm, giúp làm giảm nguy cơ gây bệnh truyền qua thực phẩm mà không ảnh hưởng đến màu sắc hay hương vị.

Bên cạnh đó, trong nhiều loại mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, Potassium sorbate cũng góp mặt là một chất bảo quản nhẹ, có tác dụng kéo dài thời hạn sử dụng bằng cách ngăn ngừa ô nhiễm vi khuẩn. Các nhà sản xuất thường thay thế Potassium sorbate cho chất paraben.
Khả năng chống nấm, nấm mốc và nấm men của Potassium sorbate rất hiệu quả kém hiệu quả hơn khi chống lại vi khuẩn. Chính vì đặc tính này mà Potassium sorbate không được coi là chất bảo quản phổ rộng. Để đảm bảo các công thức, Potassium sorbate phải được sử dụng cùng với các chất bảo quản khác.
Điều chế sản xuất Potassium sorbate
Người ta trung hòa axit Sorbic với Kali Hydroxit để sản xuất Potassium sorbate ở quy mô công nghiệp. Chất được tổng hợp này hoàn toàn giống với chất có trong tự nhiên về mặt hoạt tính hóa học và kích thước phân tử.

Tồn tại dưới dạng bột tinh thể màu trắng (hạt trắng hoặc dạng viên), Potassium sorbate có thể dễ dàng hòa tan trong nước để chuyển thành axit sorbic dạng hoạt động và có độ pH thấp.
Cơ chế hoạt động của Potassium sorbate
Potassium sorbate hoạt động dựa trên cơ chế ức chế sự phát triển của nấm mốc trong nhiều loại sản phẩm.
Với thành phần cấu tạo có khả năng kháng nấm mốc và các loại nấm men, Potassium sorbate được tham gia vào quá trình bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập của các loại nấm, vi khuẩn.
Ngoài ra, Potassium sorbate được kết hợp cùng nhiều thành phần bảo quản khác để hạn chế việc hư hỏng trong quá trình sử dụng do tiếp xúc với oxy. Trong quá trình này, Potassium sorbate đóng vai trò là một chất chống oxy hóa vô cùng hiệu quả.
Sodium Methyl Cocoyl Taurate là gì?
Sodium Methyl Cocoyl Taurate (còn gọi Natri Menthyl Cocoyl Taurate) là hoạt chất được chiết xuất từ trái dừa, công thức RCON (CH3) CH2CH2SO3Na, trong đó RCO - đại diện cho gốc axit dừa.
Sodium Methyl Cocoyl Taurate là chất hoạt động bề mặt, chất tạo bọt được đánh giá an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân dành cho cả người lớn và em bé.

Đặc biệt, các nhà sản xuất rất ưa chuộng bổ sung Sodium methyl cocoyl taurate vào công thức các sản phẩm sữa rửa mặt nhờ khả năng tạo bọt và ổn định bọt ngay cả trong sự hiện diện của dầu, bã nhờn của chất này. Với ứng dụng rộng rãi của Sodium Methyl Cocoyl Taurate mà hoạt chất này trở thành một trong những loại nguyên liệu được tìm mua nhiều nhất trên thị trường, nhất là trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm.
Điều chế sản xuất
Sodium Methyl Cocoyl Taurate được điều chế bằng cách phản ứng taurine, N-metyltaurine, hoặc muối ăn mòn với axit béo dừa. Người ta đun nóng axit dừa, dung dịch natri metyl tarat và axit boric đến 200ºC, trong khi khuấy với chất tẩy nitơ dưới bề mặt. Khi nguội quá trình này sẽ cho ra kết quả là một chất rắn như sáp được nghiền thành bột.

Có thêm một phương pháp nữa để điều chế Sodium Methyl Cocoyl Taurate đó là hòa tan taurine trong hỗn hợp nước, rượu isopropyl và natri hydrat. Axit lauric clorua và dung dịch natri hiđrat được khuấy vào dung dịch. Tiếp theo, axit clohydric và dung dịch canxi clorua được thêm vào và khuấy. Chất màu trắng sau đó được lọc và làm khô.
Sodium Methyl Cocoyl Taurate thường được bán dưới dạng hỗn hợp với natri clorua và nước.
Rhamnose là gì?
Rhamnose là loại đường deoxy tự nhiên, được chiết xuất từ thực vật (chủ yếu từ mía), Rhamnose được đánh giá là lành tính, an toàn sử dụng trên da để mang lại công dụng trẻ hóa da.
Rhamnose có khả năng ngăn ngừa, đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa nhờ nó kích thích các nguyên bào sợi hoạt động tích cực hơn, tăng sinh collagen, elastin. Từ đó, làn da chúng ta sẽ được săn chắc, dẻo dai và tươi trẻ, nếp nhăn cũng ít xuất hiện.

Bên cạnh đó, Rhamnose còn thúc đẩy quá trình Turnover (chu kỳ tái tạo của tế bào) diễn ra nhanh hơn, phục hồi và tái tạo da hiệu quả hơn. Rhamnose cũng được đánh giá cao ở công dụng làm dịu và kháng viêm.
Rhamnose là hoạt chất an toàn ngay cả dùng cho làn da khô, da nhạy cảm đang có dấu hiệu lão hóa. Bởi không như retinol dễ gây khô da, kích ứng, Rhamnose không gây căng kích hay bong tróc da nên rất được ưa chuộng.
Điều chế sản xuất Rhamnose
Rhamnose có thể được tách chiết từ cây thuộc chi Rhamnus, cây Toxicodendron vernix và cây thuộc chi Câu đằng (Uncaria). Đường Rhamnose cũng được sinh tổng hợp bởi vi tảo thuộc họ Tảo silic (Bacillariophyceae).
Trong tự nhiên, Rhamnose thường liên kết với nhiều loại đường khác. Nó là một thành phần glycon phổ biến của các glycosit trong nhiều thực vật. Rhamnose cũng là thành phần của màng ngoài tế bào của vi khuẩn kháng axit trong chi Mycobacterium, bao gồm các vi khuẩn gây bệnh lao.
Pumice là gì?
Pumice là một loại đá tự nhiên được hình thành trong quá trình phun trào của núi lửa. Sau khi nham thạnh từ lòng đất phun lên, gặp không khí chúng sẽ nhanh chóng đông lại thành những lớp đá và chứa bên trong chúng là rất nhiều bọt khí. Vì lẽ đó mà chúng còn được gọi là đá bọt núi lửa pumice.

Silicate là thành phần chủ yếu của pumice, chiếm tỷ lệ trên 70%. Các hợp chất còn lại bao gồm Al2O3, Fe2O3, FeO,... đều là những chất thích hợp để trồng trọt hữu cơ.
Đá bọt pumice có đặc tính bở, dễ dàng được nghiền nát và tinh chế mà không làm mất đi công dụng của nó. Dù ở cấp độ nào thì đá bọt cũng vẫn mài mòn, thấm hút, không nén chặt, nhẹ. Đặc điểm quan trọng này của đá bọt pumice rất phù hợp để được đưa vào sản xuất mỹ phẩm.
Nhờ có màu trắng tự nhiên (độ sáng 84 trên thang GE) và độ tinh khiết tự nhiên cao mà đá bọt pumice an toàn và được ưa chuộng trên toàn thế giới. Pumice được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm tẩy tế bào chết.
Điều chế sản xuất Pumice
So với những phương pháp khai thác khác, quá trình khai thác đá bọt được đánh giá là thân thiện với môi trường vì đá mác ma được lắng đọng trên bề mặt trái đất ở dạng tập hợp rời. Người ta dùng phương pháp lộ thiên để khai thác loại vật liệu này. Loại bỏ đất bằng máy móc để tìm ra loại đá bọt có chất lượng tinh khiết hơn.

Quá trình khai thác đá bọt không cần nổ mìn vì vật liệu này không kết dính, chỉ cần dùng máy móc đơn giản (máy ủi và xẻng điện) là được. Đá bọt có nhiều kích thước khác nhau, mỗi dạng kích thước đều cần thiết cho các mục đích sử dụng cụ thể. Sử dụng máy nghiền để đạt được các loại đá bọt mong muốn khác nhau, từ cục, thô, trung bình, mịn và siêu mịn.
Sodium lauryl sulfate là gì?
Sodium lauryl sulfate (SLS) là một hóa chất tổng hợp gốc sulfate được sản xuất từ dầu mỏ và thực vật (dừa và dầu cọ).
Chúng ta thường tìm thấy sodium lauryl sulfate trong các sản phẩm làm sạch và chăm sóc cá nhân, bao gồm cả dầu gội. Công dụng chính của SLS là tạo bọt cùng khả năng làm sạch. Tuy nhiên, việc sử dụng sodium lauryl sulfate cũng cần thận trọng vì chất này có thể không hỗ trợ sức khỏe làn da của bạn, nhất là với người mắc bệnh chàm, viêm da hoặc mụn trứng cá. Sodium lauryl sulfate được cho là gây kích ứng da, làm phá vỡ chức năng rào cản của da, gây ngứa, bong tróc, khô và đỏ.

Do đó, nếu sở hữu làn da thiên khô, da nhạy cảm, dễ kích ứng thì không nên dùng các sản phẩm chứa SLS; ngược lại, với làn da nhiều dầu, cần sản phẩm tạo bọt thì có thể lựa chọn sản phẩm chứa sodium lauryl sulfate.
Điều chế sản xuất Sodium lauryl sulfate
Sodium lauryl sulfate được tìm thấy từ gốc dừa/hạt cọ chứa dồi dào chất acid lauric (là một loại chất béo bão hòa). Qua nhiều quy trình thí nghiệm hóa học với sự kết hợp chất từ dầu mỏ và các khoáng chất tự nhiên mà tạo thành hợp chất sodium lauryl sulfate.
Cơ chế hoạt động
Là chất lưỡng tính, sodium lauryl sulfate hoạt động chính ở bề mặt bên ngoài. Hợp chất này sẽ di chuyển đến bề mặt của chất lỏng; đồng thời phát huy vai trò làm giảm sức căng bề mặt nhờ sự liên kết và kết hợp với các phân tử SLS khác.
Sodium lauryl sulfate có thể làm biến tính protein mạnh và ức chế sự lây nhiễm của virus bằng cách hòa tan vỏ bọc virus và làm biến tính vỏ protein/protein capsid. Các nhà sản xuất sẽ sử dụng sodium lauryl sulfate để pha trộn và ổn định hỗn hợp mỹ phẩm.
Sodium Polyacrylate là gì?
Sodium polyacrylate (Natri polуaᴄrуlate) là muối natri của polyacrylic acid - một loại polyme có trọng lượng phân tử cao. Polyme là một chất có cấu trúc phân tử được xây dựng từ một số lượng lớn các đơn vị có cấu trúc tương tự nhau được gọi là monome liên kết với nhau. Các monome của sodium polyacrylate là acrylic acid.

Sodium polyacrylate tồn tại dưới dạng bột trắng, mịn khi ở dạng khô nhưng khi được thêm vào nước, sodium polyacrylate biến thành một chất giống như gel với khả năng hấp thụ nước gấp nhiều lần trọng lượng phân tử của nó. Chính vì vậy, sodium polyacrylate được xem là một loại polyme siêu hấp thụ.
Đầu những năm 1960, các polyme siêu thấm đầu tiên đã được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ phát triển. Polyme siêu thấm này có rất nhiều ứng dụng, như sử dụng trong mỹ phẩm, sử dụng trong làm nến, băng vết thương, tã lót, túi chườm nóng lạnh, đất hữu cơ cùng nhiều thứ khác.
Cơ chế hoạt động
Là một polyme hấp thụ, sodium polyacrylate được dùng làm chất ổn định nhũ tương, chất tạo màng, chất cố định tóc, chất dưỡng da và chất tạo độ nhớt. Trong tã trẻ em, bạn sẽ thấy sodium polyacrylate là chất gel giống như tinh thể để giúp thấm hút nước.

Trong chất tẩy rửa, sodium polyacrylate hoạt động như một tác nhân tạo phức, mà vô hiệu hóa được các kim loại nặng trong nước và bụi bẩn để các chất tẩy rửa có thể hiệu quả hơn trong sạch. Nó cũng được sử dụng như một chất làm đặc vì nó có thể hấp thụ và giữ các phân tử nước.
Sodium Lactate là gì?
Sodium Lactate là muối natri của axit lactic, có khả năng giữ ẩm tự nhiên, an toàn đối với da.
Sodium Lactate được sản xuất bằng cách lên men đường, có thể tìm thấy trong ngô, củ cải đường. Sodium Lactate có công thức hoá học NAC3H5O3, độ hoà tan trong nước > 1,5g/ml.

Sodium Lactate cũng là thành phần tự nhiên của lớp trên cùng của da, là một phần của NMF (yếu tố giữ ẩm tự nhiên), giúp bề mặt da trở nên đàn hồi và ngậm nước tốt hơn.
Tuy nhiên, nếu để ý bạn sẽ thấy da chúng ta bị khô bong tróc rõ rệt bởi ảnh hưởng của các yếu tố như tuổi tác hoặc thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa, cồn biến tính,...
Để khắc phục vấn đề này, bạn cần bổ sung nước cho da bằng các thành phần tự nhiên của NMF như Sodium Lactate, giúp làn da được tươi sáng, trẻ trung.
Điều chế sản xuất Sodium Lactate
Sản xuất Sodium Lactate bằng phương pháp lên men đường rồi trung hòa axit lactic. Phần lớn axit lactic dùng trong mục đích thương mại đều lên men từ những sản phẩm không có tinh bột như bột bắp, mật mía, khoai tây.
Sắt pyrophosphate là gì?
Sắt pyrophosphate (Ferric pyrophosphate) là một sản phẩm thay thế sắt. Công thức hóa học là Fe4(P2O7)3.
Bạn thường hấp thu sắt vào cơ thể từ thực phẩm bạn ăn. Sắt là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu, mang oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể.
Sắt là một trong những nguyên tố vi lượng cần thiết cho dinh dưỡng của con người. Tuy chỉ chiếm 0,006% trọng lượng cơ thể, tức là một người trưởng thành chứa khoảng 4,0g sắt nhưng vô cùng quan trọng. Sắt trong cơ thể con người liên kết với protein và không có trạng thái tự do. Khoảng 3/4 lượng sắt được liên kết với O2 trong hồng cầu mang oxy đến các tế bào.
Ngoài ra còn có myoglobin phân bố ở các cơ của toàn cơ thể, trong khi sắt dự trữ được ở gan, lá lách, tủy xương, cơ xương, niêm mạc ruột, thận và các mô khác dưới dạng ferritin và hemosiderin.
Tùy thuộc vào mức độ thiếu máu mà người bệnh sẽ có những dấu hiệu như:
- Mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, giảm trí nhớ, chán ăn, đau ngực, khó thở nhất là khi gắng sức hoặc đi lại nhiều, hồi hộp, đánh trống ngực.
- Da xanh, niêm nhợt, móng tay khô dễ gãy, tóc khô xơ dễ rụng, mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều.
Sắt tự do gây ra một số tác dụng phụ vì nó có thể xúc tác cho sự hình thành gốc tự do và quá trình peroxy hóa lipid cũng như sự hiện diện của các tương tác giữa sắt trong huyết tương. Sắt pyrophosphate là dạng không hòa tan, có thể nhẹ hơn trong đường tiêu hóa và có sinh khả dụng cao hơn.
Sắt pyrophosphate được sử dụng để điều trị tình trạng thiếu sắt ở những người mắc suy thận mạn đang chạy thận nhân tạo.
Thiếu sắt ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo xảy ra với tần suất lớn và do mất máu liên tục do máu bị ứ đọng trong quả lọc máu và đường lọc máu, thường xuyên phải lấy máu để xét nghiệm và một lượng mất máu qua đường tiêu hóa do hội chứng ure huyết cao.

Điều chế sản xuất Sắt pyrophosphate
Sắt (III) photphat, hay sắt pyrophosphate, là một hợp chất hóa học vô cơ có công thức Fe(PO)(OH). Nó còn được gọi là sắt tetrapolyphosphate. Nó được tìm thấy tự nhiên trong một số loài tảo. Nó được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi và phân bón như một nguồn bổ sung sắt. Chất rắn kết tinh màu đen này hòa tan trong nước, rượu và glycerol.
Cấu trúc monohydrate của nó (FePO·HO) được xác định bằng phương pháp nhiễu xạ tia X. Tứ diện PO nối với bát diện [FeO(OH)] trong khối monohydrat. Các cation được phối hợp riêng lẻ bởi hai nguyên tử oxi từ hai bát diện [FeO (OH)] lân cận. Chỉ có một loại FeO được phát hiện trong dung dịch trung tính. Sắt pyrophosphate có thể được điều chế bằng axit photphoric, natri cacbonat và oxit sắt (III).
Cũng như nhiều chất liên quan khác, nó có thể được tạo ra bằng cách oxi hóa FePO4 bằng axit nitric: 3Na2CO3 + 3HNO3 + 6FePO4 🡪 3NaNO3 + 6Fe(NO3)3 + 3H2O.
Sắt pyrophosphate là một loại muối sắt có trọng lượng phân tử thấp, có thể được sử dụng qua quá trình thẩm phân phúc mạc và đi vào máu sau khi đi qua màng lọc máu. Nó không cần xử lý đại thực bào vì không giống như các phức hợp sắt thông thường, nó chuyển sắt trực tiếp sang transferrin, cho phép nó tránh được sự tắc nghẽn của lưới nội mô.
Nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể cung cấp đủ chất sắt để thay thế lượng sắt bị mất đang diễn ra và duy trì mức Hb. Sắt pyrophosphate được chấp thuận của FDA vào năm 2015. Liệu pháp bổ sung sắt pyrophosphate không ảnh hưởng đến mức ferritin, điều này có thể là do nó không làm tăng lượng sắt dự trữ, gây ra tình trạng giảm nguy cơ quá tải sắt.

Cơ chế hoạt động
Chuyển hóa sắt toàn thân thường là một quá trình được điều hòa chặt chẽ, chủ yếu được thúc đẩy bởi sự kiểm soát cơ chế hấp thu sắt và sự phân phối sắt giữa các cơ quan và mô. Hepcidin làm giảm sự hấp thu sắt qua niêm mạc tá tràng và vận chuyển sắt đến transferrin từ cơ thể dự trữ bằng cách làm bất hoạt chất sắt tế bào ferroportin. Hepcidin tăng cao hạn chế việc xuất khẩu sắt từ quá trình tái chế hồng cầu già trong đại thực bào và giải phóng sắt dự trữ từ tế bào gan. Hepcidin tuần hoàn cũng tăng lên do viêm cũng như suy thận do giảm độ thanh thải.
Việc sử dụng sắt pyrophosphate dựa trên sự hình thành phức tạp mạnh mẽ giữa sắt và pyrophosphate. Ngoài ra, khả năng của pyrophosphate kích hoạt quá trình loại bỏ sắt khỏi transferrin, tăng cường vận chuyển sắt từ transferrin sang ferritin và thúc đẩy trao đổi sắt giữa các phân tử transferrin. Những đặc tính này làm cho nó trở thành một hợp chất rất thích hợp để dùng qua đường tiêm truyền, đưa sắt vào tuần hoàn và kết hợp với huyết sắc tố trong huyết tương.

Sodium PCA là gì?
Sodium PCA là muối của pyrrolidone carbonic acid (còn được gọi là acid pyroglutamic) - một loại axit glutamic có cấu trúc hóa học chứa vòng lactam.
Sodium PCA là thành phần cấp ẩm tự nhiên bề mặt da, đồng thời là nguồn dẫn nước cho các tế bào bên trong. Sodium PCA được đánh giá rất cao ở khả năng hút ẩm khi hiệu quả hơn thành phần Glycerin đến 1.5 lần. Chính vì vậy, Sodium PCA rất được chuộng sử dụng trong công thức mỹ phẩm.

Năm 1882, chính nhà hóa học Haitinger là người đầu tiên tìm ra Sodium PCA. Ông phát hiện rằng khi được làm nóng ở 180° C glutamate được chuyển thành pyroglutamate bằng cách làm mất một phân tử nước. Sodium PCA có mặt trong hầu hết ở các tế bào sống từ vi khuẩn đến người.
Điều chế sản xuất Sodium PCA
Sodium PCA (sodium L-pyroglutamate) là kết quả của phản ứng lên men giữa đường và tinh bột, sau đó kết hợp với proline của trái cây và dầu dừa để hình thành sản phẩm.
Sodium carbomer là gì?

Sodium carbomer là một Homopolymer của Acid acetic, một hợp chất có cấu trúc lặp lại tạo nên các phân tử Acid acrylic và tồn tại ở dạng bột, màu trắng, không mùi, không vị, tan trong dầu, nước và alcohol.
Hoạt chất này có độ pH trung hòa 6.5, sau khi thêm nước thì độ pH của chất này vẫn ở vào khoảng từ 6 đến 7.5, không giống như hầu hết các Carbomer khác có tính axit và cần phải được trung hòa.
Sodium carbomer còn có khả năng chống lại tia cực tím.
Về công dụng, Sodium carbomer là hợp chất tạo đặc trong mỹ phẩm. Ở điều kiện bình thường, Sodium Carbomer đóng vai trò như một chất bảo quản. Khi dùng ở nồng độ thấp, thành phần này còn có tác dụng điều chỉnh độ nhớt của sản phẩm giúp sản phẩm khô nhanh, không tạo lớp màng trên da.
Điều chế sản xuất
Sodium Carbomer là một polymer tổng hợp có trọng lượng phân tử lớn của Acid acrylic, liên kết ngang với Aryl polyether.
Cơ chế hoạt động
Sodium carbomer có tác dụng làm đặc, ngoài ra còn phân phối và đình chỉ các chất rắn không hòa tan thành chất lỏng và ngăn chặn các phần dầu và chất lỏng của dung dịch tách ra.
Với khả năng hấp thụ và giữ nước, thành phần này có thể phồng lên gấp 1.000 lần so với thể tích ban đầu trước khi phân tán trong nước.
Sản phẩm liên quan









